Các lưu ý khi thiết kế phòng thờ, cầu thang

- 8 Tháng Hai, 2023
Các lưu ý khi thiết kế phòng thờ, cầu thang | CONN Design

Trong ngành thiết kế nội thất thế giới nói chung, và đối với Việt Nam nói riêng đều có những thiết kế riêng phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của mỗi nước, mỗi vùng miền. Và điều mà hầu hết các thiết kế nhà ở đều phải có tại Việt Nam đó chính là phòng thờ. Đó có thể là phòng thờ theo tín ngưỡng hoặc thờ ông bà,…tùy thuộc vào đặc tính khác nhau mà có các lưu ý thiết kế phòng thờ khác nhau. 

Bên cạnh đó, các ngôi nhà phố hiện nay tại Việt Nam với sự đông đúc và nhộn nhịp nên khá khó khăn trong việc tìm kiếm ánh sáng tự nhiên và không khí ngoài trời, do đó các ban công nhỏ sẽ phát huy tác dụng cho nhà phố có lầu. Hãy cùng CONN Design tìm hiểu bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các lưu ý khi thiết kế phòng thờ, cầu thang giúp bạn có thể tự lên ý tưởng thiết kế thích hợp nhất.

1. Các lưu ý khi thiết kế phòng thờ

Truyền thống hiếu thảo, phụng dưỡng và thờ cúng ông bà tổ tiên đều được duy trì cho đến ngày nay. Vì tầm quan trọng của điều này, nên phòng thờ có những yêu cầu đặc biệt cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh để xảy ra những sơ suất thiết kế không đáng có ảnh hưởng đến việc thờ phượng.

Chọn lựa vị trí 

Đối với nhà cao tầng, bạn nên đặt bàn thờ ở những nơi vững chãi, phía sau bàn thờ là tường chứ không nên là cửa sổ hoặc kính, rèm,… Còn đối với trường hợp dành cho nhà đất/nhà phố có diện tích sử dụng rộng với nhiều tầng, thì bạn nên chọn đặt bàn thờ ở một căn phòng riêng biệt, nằm ở tầng cao nhất của ngôi nhà.

Nếu không gian nhà của bạn không có diện tích thoải mái, thì bạn nên lưu ý không bố trí bàn thờ ở dưới nhà vệ sinh, phòng vui chơi của trẻ em, phòng sinh hoạt chung giải trí của gia đình,… vì như vậy sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm và trang trọng của khu vực thờ cúng. Bạn nên chọn khu vực sao, sáng và trống trải để đặt bàn thờ thờ cúng.

Lưu ý về chiếu sáng

Thiết kế nội thất phòng thờ cần đảm bảo không khí trang nghiêm, ấm cúng, tránh mang lại cảm giác lạnh lẽo, u ám nên cần sử dụng ánh sáng vàng ấm, màu sắc trầm. Bạn cần chú ý lựa chọn loại đèn chiếu sáng thích hợp với số lượng ít, không nên trang trí quá nhiều đèn chiếu sáng xung quanh.

Lưu ý đặc biệt khi lắp đặt thiết kế hệ thống chiếu sáng:

  • Ánh sáng không được chiếu thẳng vào mặt người ngồi khi hành lễ thờ cúng
  • Lưu ý hệ thống chiếu sáng âm tường để tăng sự trang nghiêm nếu có trang trí tranh ảnh, câu đối  hoặc tượng

Màu sắc 

Về phần màu sắc không gian phòng thờ, bạn hãy cân nhắc chọn màu sơn trung tính, không làm phòng thờ quá tối, cũng không quá sặc sỡ. Hiện nay hầu hết các thiết kế thường chọn màu chủ đạo như nâu, vàng kem, xám nhạt, với các vật liệu nội thất màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng…

Về phong thủy

Cùng vì phong tục, văn hóa ảnh hưởng lên thiết kế nội thất ở khu vực châu Á, nên việc đặt bàn thờ cũng cần sự xem xét về mặt phong thủy. Phụ thuộc vào bản mệnh của gia chủ mà bạn sẽ dựa vào đó chọn vị trí đặt bàn thờ.

  • Với gia chủ mệnh Đông tứ trạch, nên đặt bàn thờ theo hướng Nam (Ly), Bắc (Khảm), Đông (Chấn) và Đông Nam (Tốn).
  • Với gia chủ mệnh Tây tứ trạch, nên đặt bàn thờ theo hướng Tây (Đoài), Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn) hoặc Đông Bắc (Cấn)

Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ trong nhà còn nên dựa theo nguyên tắc “tọa cát hướng cát”, nghĩa là chọn vị trí tốt và hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Gia chủ khi chọn hướng đặt bàn thờ cũng cần lưu ý những hướng xấu sau:

  • Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng hướng Đông Bắc và Tây Nam bởi đây là những hướng phạm Ngũ quỷ.

  • Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam và nhìn ra hướng Đông Bắc.

  • Không đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc và nhìn ra hướng Tây Nam.

2. Các lưu ý khi thiết kế cầu thang

Đảm bảo an toàn

Đây chắc hẳn là lưu ý đầu tiên và cũng là lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế cầu thang. Dĩ nhiên, thiết kế cầu thang cần sự thẩm mỹ, tạo nét đẹp cho căn nhà, nhưng nó thực sự vô nghĩa nếu thiếu sự an toàn, đặc biệt là đối với trẻ em. Có nhiều cách thiết kế, kiểu dáng cầu thang phù hợp với từng nhu cầu đặc biệt của gia đình. Ví dụ: Một cầu thang khép kín sẽ phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ, người già hơn là một cầu thang xoắn ốc.

Bên cạnh đó, thành cầu thang cầu có các thành che chắn 2 bên kết hợp cùng vật liệu sàn cầu thang có độ bám tốt, tránh trơn trượt.

Hài hòa về thẩm mỹ và phong cách thiết kế nội thất

Sự hài hòa về thẩm mỹ được thể hiện ở sự nhất quán trong phong cách thiết kế. Mỗi loại hình cầu thang đều cần được thiết kế theo từng phong cách phù hợp: Cầu thang dành cho phong cách hiện đại sẽ có đường nét thẳng, đơn giản và mạnh mẽ hơn cầu thang dành cho phong cách cổ điển, chú trọng về chi tiết.

Do đó, khi đội ngũ CONN Design cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất, đều tìm hiểu “gu” thẩm mỹ của gia chủ và thống nhất phong cách thiết kế ngay từ đầu, sau đó các chi tiết như cầu thang, phòng thờ, đồ nội thất sẽ được chọn lọc kỹ càng theo sát phong cách mà gia chủ đang theo đuổi.

Bề rộng của bản thang

Bề rộng của bản thang sẽ phải phù thuộc với tỉ lệ không gian, diện tích nhà của bạn. Tuy nhiên nó vẫn phải tuân thủ đủ kích thước cơ bản để đảm bảo an toàn.

Đối với nhà phố, bề rộng bản thang khoảng 80cm, hoặc rộng hơn có thể tăng lên khoảng 90-120cm. Với vai người trưởng thành thì bề rộng khoảng 60cm là đủ để di chuyển thuận lợi. Tuy nhiên vì những nhu cầu đi lại và vận chuyển đồ đạc dễ dàng, bạn cần đảm bảo kích thước 80cm.

Bề rộng của bậc thang

Kích thước chiều rộng bậc thang sẽ từ 25 đến 28cm. Nếu kích thước quá nhỏ sẽ không vừa chân khiến bạn dễ bị trượt ngã, khó khăn trong di chuyển. Ngược lại nếu kích thước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến độ cao, độ dốc của cầu thang, từ đó ảnh hưởng đến tỉ lệ căn nhà của bạn.

Độ cao bậc thang nên từ 15-18cm đáp ứng cho người trưởng thành, tạo sự dễ chịu trong di chuyển, không bị mỏi chân hay quá chùn chân.

Chiếu nghỉ của cầu thang

Chiếu nghỉ là khoảng rộng giữa bậc thang, có kích thước lớn hơn bậc thang được đặt ở vị trí hợp lý để “tạm nghỉ”, đó có thể là giữa bậc thang để tạo sự cân bằng trong di chuyển.

Tận dụng gầm cầu thang

Bất kỳ cầu thang nào cũng sẽ xuất hiện một chiếc gầm, hiện nay các nhà thiết kế luôn tận dung khu vực đó để trang trí hoặc lưu trữ. Bạn có thể tham khảo một bài ý tưởng dưới đây để tạo cho mình một không gian thú vị ngay dưới cầu thang nhé!

Với các lưu ý khi thiết kế phòng thờ, cầu thang mà CONN Design đã đề cập trong bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có những quyết định sáng suốt để vận dụng vào ý tưởng thiết kế của mình. Nếu bạn cần một thiết kế chi tiết hơn, giải pháp thiết kế hiệu quả hơn thì hãy liên hệ đội ngũ CONN Design nhé, chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất đa dạng các công trình nhà ở, quán cà phê, kinh doanh bán lẻ với mục tiêu tối ưu về công năng sử dụng cho gia chủ và giúp mô hình kinh doanh của bạn sở hữu một không gian đầy khác biệt.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tôi là Trang, Founder của CONN Design - công ty chuyên thiết kế và thi công không gian kinh doanh. Tôi tốt nghiệp trường đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh và đam mê ngành thiết kế từ nhỏ. Tôi luôn mong muốn tạo ra những không gian đẹp, tiện nghi và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tôi tin rằng thiết kế là một ngôn ngữ không lời để thể hiện cá tính và giá trị của con người. Một câu châm ngôn về thiết kế mà tôi thích là: "Thiết kế không chỉ là những gì bạn nhìn thấy, mà còn là những gì bạn cảm nhận."

Trần Thị Hồng Trang

KHÁM PHÁ

x

    • 1

      Step 3

    • 2

    • 3

    1/3

    Step 3

    Thông tin của bạn

    Hoặc chọn thời gian sau:

    Phong cách thiết kế bạn yêu thích?

    Loại hình công trình của bạn?