Kinh nghiệp mở shop quần áo hút khách sao cho ấn tượng luôn là nỗi lòng của nhiều người lập nghiệp trẻ hiện nay. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé vì bài viết bên dưới đây, CONN Design sẽ mang đến bạn tất tần tật các thông tin liên quan để có thể giúp bạn sở hữu một shop quần áo ấn tượng nhất.
>>>> XEM THÊM: 199+ mẫu thiết kế shop quần áo thời trang cập nhật xu hướng
1. Chuẩn bị kiến thức để mở quán bán quần áo
Sau đại dịch covid, nền kinh tế toàn cầu đã và đang có nhiều biến động, các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ đều đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhất là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, thời điểm này cũng chính là cơ hội cho những doanh nghiệp, cá nhân có suy nghĩ, ý tưởng đột phá đón đầu xu hướng để phát triển, vươn lên và trở thành những cửa hàng có chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Mảng kinh doanh thời trang cũng không ngoại lệ. Khi một cá nhân muốn kinh doanh và bắt đầu với lĩnh vực này thì việc chuẩn bị kiến thức để mở cửa hàng rất quan trọng. Những kiến thức cơ bản mà chủ cửa hàng cần biết khi kinh doanh như:
- Tài chính để mở cửa hàng và vận hành là kiến thức đầu tiên mà các cá nhân cần nắm vững trước khi bắt đầu mở cửa hàng. Nắm được kiến thức về tài chính, chủ cửa hàng sẽ lên được ngân sách cho từng khoản chi phí, doanh thu, và phân loại chi phí để nắm được tình hình và vận hành cửa hàng quần áo của mình một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, chủ cửa hàng cần hiểu rõ thị trường tiêu dùng, nắm bắt được xu hướng thời trang hiện nay và xác định rõ đối tượng khách hàng. Những kiến thức này giúp bạn tiếp cận được nhu cầu đối tượng khách hàng mình hướng đến, để tìm kiếm nguồn hàng, lên kế hoạch bán hàng, quảng cáo phù hợp.
- Tìm kiếm nguồn hàng đầu vào đảm bảo chất lượng và phù hợp với tài chính, khách hàng mục tiêu cũng là vấn đề quan trọng với các chủ cửa hàng. Những vấn đề mà chủ cửa hàng cần lưu ý như chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì, đóng gói, vận chuyển, thời gian hàng hóa đến cửa hàng,…
- Marketing cũng là yếu tố quan trọng góp phần quảng bá sản phẩm của bạn đến tay khách hàng, thu hút được sự chú ý của nhiều người, nâng cao độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
- Xây dựng giá cả hợp lý với sản phẩm và khách hàng mục tiêu, xây dựng kênh bán hàng phù hợp cùng các chính sách bán hàng, giảm giá, chiết khấu hợp lý để thu hút được người mua, nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho cửa hàng, là những kiến thức thuộc về mảng bản hàng mà chủ cửa hàng trong tương lai cần có để giải quyết khi kinh doanh.
>>>> XEM THÊM: Mẫu bản vẽ thiết kế shop quần áo thu hút khách hàng
2. Lập kế hoạch tài chính chi tiết cho shop quần áo
Khi chủ cửa hàng xác định được quy mô, hình thức kinh doanh, thì việc lập kế hoạch về ngân sách hoạt động cho cửa hàng cần được thực hiện chi tiết và rõ ràng hơn.
- Các chi phí trước khi cửa hàng đi vào hoạt động như: chi phí trang trí, các khoản chi mua vật dụng hoạt động như móc treo quần áo, tủ, bàn là, gương, chi phí sửa chữa, lắp đặt, chi phí bảng hiệu, thiết kế in logo, chi phí máy móc, phần mềm quản lý, tính tiền, chi phí marketing, quảng cáo giai đoạn đầu,…
- Chi phí cố định khi cửa hàng đi vào hoạt động như: chi phí thuê mặt bằng, chi phí mạng không dây, chi phí quảng cáo trên các kênh truyền thông, website, hàng tháng…
- Chi phí biến đổi trong quá trình hoạt động như: điện, nước, chi phí nhân viên (nếu có), chi phí mua quần áo đầu vào, hoặc các chi phí thiết kế, chi phí đóng gói, bao bì, chi phí vận chuyển, và các khoản dự phòng khi hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Đối với nguồn thu vào, chủ cửa hàng nên dự toán lượng doanh thu của mình cho từng giai đoạn theo tháng hoặc theo quý. Từ những số liệu tài chính đã được thống kê rõ ràng chủ cửa hàng và đội ngũ nhân viên sẽ đưa ra cách chính sách kinh doanh, marketing hiệu quả.
>>>> XEM THÊM: 101+ Mẫu thiết kế shop thể thao hiện đại mới nhất 2024
3. Phân tích khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm khá nhiều đến lĩnh vực thời trang nên họ sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để đầu tư cho vẻ ngoài của mình. Vậy nên, đây là một thị trường tiềm năng cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp bước vào. Do đó, các chủ cửa hàng cần nghiên cứu và tìm kiếm cho mình những khách hàng tiềm năng để xúc tiến bán hàng và cải thiện doanh số.
Ngoài nghiên cứu khách hàng tiềm năng, cửa hàng cần phân tích đối thủ cạnh tranh của cửa hàng. Đây cũng là một cách hiệu quả để giúp cửa hàng tiếp cận được khách hàng tiềm năng và hiểu hơn sản phẩm của mình và đối thủ; biết được lý do khách hàng lựa chọn sản phẩm của họ thay vì sản phẩm của cửa hàng mình.
>>>> XEM THÊM: 99+ mẫu thiết kế shop quần áo nữ trendy hút khách
4. Chọn phong cách thiết kế shop quần áo
Ngoài các yếu tố về giá, chất lượng sản phẩm, thì cảm giác thoải mái khi đi mua sắm của khách hàng cũng rất quan trọng. Xác định được nhóm đối tượng khách hàng sẽ chọn được bố cục trang trí phù hợp, phong cách thiết kế ấn tượng giúp cửa hàng tăng về độ nhận diện thương hiệu hơn sau những lần ghé thăm.
Không gian cửa hàng, bố cục đặt, để sản phẩm, logo, tên cửa hiệu kết hợp màu sắc, vật dụng trang trí phù hợp sẽ tạo nên một cửa hàng ấn tượng. Sự thoải mái dễ chịu trong lúc mua sắm của khách hàng làm cho họ dễ dàng đưa ra quyết định mua sản phẩm.
5. Lên chiến lược marketing đa kênh
Hiện nay, marketing hay các chiến lược quảng cáo hiệu quả sẽ mang lại một doanh số khủng cho cửa hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các kênh truyền thông, chủ cửa hàng và đội ngũ nhân viên phải nhanh chóng nắm bắt, tận dụng các xu hướng mới kết hợp với cách marketing truyền thống để kết nối sản phẩm của cửa hàng đến với người tiêu dùng.
Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường kinh doanh mà cửa hàng lựa chọn cách marketing sản phẩm, thương hiệu phù hợp. Chủ cửa hàng có thể chọn quảng cáo trên các trang mạng xã hội, bằng cách tạo tài khoản, fanpage trên Facebook, Tiktok, Instagram,…
Ngoài ra, quảng cáo bằng hình thức thuê KOL để giới thiệu sản phẩm hoặc những phương thức truyền thống như gửi thông tin sản phẩm đến khách hàng thông qua email hoặc tin nhắn SMS cũng sẽ là những gợi ý hay hay mà bạn có thể tham khảo.
6. Chọn mặt bằng mở quán quần áo thu hút khách
Chi phí mặt bằng là một khoản chi khá lớn mà chủ cửa hàng phải bỏ ra khi quyết định kinh doanh thời trang. Bên cạnh đó, việc lựa chọn mặt bằng phù hợp sẽ giúp cửa hàng thu hút được nhiều khách ghé thăm.
Mặt bằng kinh doanh quần áo có thể là khu vực đông dân cư, các trung tâm thương mại kinh doanh đa dạng các mặt hàng có thể là thời trang nhưng không cùng phân khúc khách hàng để hạn chế sự cạnh tranh. Những vị trí này tập trung nhiều khách hàng đến để mua sắm, xác suất khách hàng ghé vào cửa hàng sẽ cao hơn so với việc lựa chọn cửa hàng ở khu vắng.
>>>> XEM THÊM: 102+ mẫu thiết kế shop quần áo trẻ em HÚT KHÁCH 2024
7. Hoàn tất các thủ tục pháp lý kinh doanh
Khi bắt đầu với kế hoạch kinh doanh thời trang nói chung và quần áo nói riêng, ngoài kiến thức về tài chính, bán hàng, marketing, chủ cửa hàng cần tìm hiểu và có kiến thức về pháp lý như các thủ tục cần thiết khi mở kinh doanh một sản phẩm.
Trường hợp mở cửa hàng kinh doanh quần áo với quy mô nhỏ, và đội ngũ nhân viên mà cửa hàng có được không vượt quá 10 nhân viên. Thì chủ cửa hàng cần hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh theo hình thức kinh doanh của hộ gia đình.
Nếu chủ cửa hàng có kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh theo quy mô lớn có số lượng nhân viên làm việc lớn hơn 10 nhân viên, thì chủ cửa hàng cần tìm hiểu sâu hơn và thực hiện đăng ký để thành lập doanh nghiệp.
- Báo giá thiết kế nội thất shop, quán, showroom uy tín tại HCM
8. Tìm nguồn hàng giá rẻ, chất lượng Trung Quốc
Hiện nay, cách ăn mặc từ các Tik Toker, những người có sức ảnh hưởng đã trở thành xu hướng cho nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi. Để đáp ứng được sự thay đổi về phong cách thời trang của khách hàng, nhiều cửa hàng đã lựa chọn Trung Quốc là đất nước để tìm kiếm nguồn hàng đầu vào bởi vì tại đây có nguồn hàng đa dạng, vận chuyển dễ dàng và tiết kiệm được nhiều chi phí.
Chủ cửa hàng tương lai có thể tìm kiếm nguồn hàng đáng tin cậy thông qua các trang thương mại điện tử lớn và uy tín từ như Alibaba, Taobao. Bằng cách này bạn có thể lựa chọn nguồn hàng, cập nhật được những mẫu quần áo mới nhất từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cho chính cửa hàng của mình.
Chủ cửa hàng có thể đến những khu chợ nổi tiếng tại Trung Quốc chuyên sỉ, lẻ quần áo đi những nơi khác như chợ Bạch Mã hay chợ 13 để tận tay lựa chọn nguồn hàng, trao đổi, thương lượng giá cả, cách thức đặt và giao hàng.
9. Mua sắm nội thất và decor quán
Trang trí, lựa chọn đồ nội thất phù hợp sẽ giúp cho cửa hàng thu hút sự chú ý, để lại ấn tượng cho người mua, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mua sắm và tăng khả năng chốt đơn.
Ngoài nội thất bên trong, chủ cửa hàng nên lưu ý đến cách trang trí bên ngoài để thu hút ánh nhìn của khách hàng. Mẫu quần áo trưng bày làm mẫu trên manocanh nên được đặt ở vị trí dễ thấy, và phối đồ phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là các cửa hàng quần áo cho phụ nữ và trẻ em. Điều này còn giúp cửa hàng tăng độ nhận diện với mọi người.
Móc và kệ treo quần áo là những vật dụng không thể thiếu trong cửa hàng quần áo. Cách phối hợp trưng bày sản phẩm thông minh sẽ giúp khách hàng dễ quan sát, lựa chọn sản phẩm và chốt đơn. Lựa chọn gương và đặt ở vị trí phù hợp trong cửa hàng cũng là một yếu tố giúp cửa hàng nhanh chóng nhận được cái đồng ý chốt đơn từ khách hàng. Khi nghiên cứu khách hàng mục tiêu, chủ cửa hàng nên kết hợp nghiên cứu bố cục, thiết kế trang trí cửa hàng phù hợp với đối tượng hướng đến.
>>>> XEM THÊM: [Báo giá chi tiết] thiết kế thi công shop quần áo trọn gói 2024
10. Thuê nhân viên
Khi cửa hàng ngày càng lớn mạnh thì chủ cửa hàng không thể tự mình kiêm nhiệm nhiều vị trí, mà cần có đội ngũ nhân viên để hỗ trợ. Vì vậy, chủ cửa hàng nên xây dựng đội ngũ nhân viên để hỗ trợ mình trong vận hành và phát triển cửa hàng. Đội ngũ nhân viên cơ bản mà cửa hàng hoặc doanh nghiệp cần có là vị trí quản lý cửa hàng, vị trí sale, nhân viên marketing, kế toán (thu ngân), nhân viên kho và nhân viên giao hàng.
Với quy mô lớn hơn, chủ cửa hàng có thể tăng cường thêm các vị trí khác như nhân viên kế toán và thu ngân, nhân viên tư vấn tại cửa hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên chuyên livestream bán hàng trực tuyến. Với quy mô nhỏ hơn, chủ cửa hàng có thể tuyển ít hơn, một người phụ trách nhiều vị trí để tiết kiệm chi phí nhưng việc hoạt động kinh doanh vẫn đảm bảo được vận hành, phát triển hiệu quả.
11. Xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một khâu rất quan trọng trong chuỗi vận hành và hoạt động của các cửa hàng hay doanh nghiệp. Lựa chọn và lên kịch bản phù hợp với khách hàng mục tiêu sẽ giúp cho cửa hàng quần áo có được kết quả kinh doanh tốt hơn, nâng cao được lượng khách hàng trung thành và chứng tỏ được tính chuyên nghiệp của cửa hàng mình.
Khi bắt tay vào xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng, cửa hàng nên xác định rõ doanh thu mục tiêu mà cửa hàng cần đạt được, con số càng chi tiết, sẽ giúp cửa hàng có được định hướng và kế hoạch càng chính xác.
Trong khâu chăm sóc khách hàng đội ngũ nhân viên cần thực hiện thêm bước khảo sát cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ liên quan. Bằng bước nhỏ này, bạn sẽ biết được các vấn đề liên quan mà khách hàng đang gặp phải để giải đáp kịp thời, tạo ấn tượng tốt trong lòng người tiêu dùng, thể hiện tính chuyên nghiệp của cửa hàng.
Các chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng nhất là những khách hàng thân thiết sẽ làm cho họ thấy vị trí đặc biệt của họ với cửa hàng, chỉ có họ mới được nhận những ưu đãi này, đồng thời kích thích các khách hàng tiềm năng khác tìm đến cửa hàng trong tương lai. Vậy nên, khi nghiên cứu thị trường, căn cứ vào mục tiêu đặt ra, người quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ xây dựng và cải thiện được kịch bản chăm sóc khách hàng tốt nhất cho cửa hàng mình.
>>>> XEM THÊM: 101+ mẫu thiết kế shop mẹ và bé thu hút, độc đáo 2024
12. Trang bị kiến thức quản lý trên phần mềm
Ngày nay, công nghệ phát triển, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng các phần mềm vào quá trình hoạt động và quản lý. Phần mềm sẽ giúp chủ cửa hàng có được số liệu chính xác, thống kê và lưu các dữ liệu trên máy lâu và an toàn hơn. Ngoài ra, hệ thống quản lý giúp chủ cửa hàng có thể tra soát, đối chiếu và kiểm tra được dữ liệu cũ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn.
Chủ cửa hàng nên trang bị cho mình những kiến thức quản lý cửa hàng trên phần mềm. Biết cách thao tác, đọc báo cáo số liệu từ hệ thống. Đây là một kỹ năng và kiến thức rất quan trọng đối với chủ cửa hàng ngày nay muốn cho cửa hàng mình hoạt động và kinh doanh hiệu quả.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh nghiệp thiết kế shop quần áo. CONN Design luôn tận tình mang đến những giải pháp phù hợp với mô hình kinh doanh và ngân sách của bạn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế shop – cửa hàng – showroom để cho ra những mô hình kinh doanh ấn tượng và thành công. Đồng thời bạn có tham khảo các dự án thiết kế, thi công shop và showroom của CONN Design tại đây.
>>>> XEM THÊM: Quy trình tư vấn thiết kế nội thất từ kiến trúc sư Trang Trần