Phong cách thiết kế nội thất retro nói về sự hào nhoáng của những năm 1940 và sự kết thúc của Thế chiến thứ hai. Phong cách retro là một cách để mọi người thể hiện sự trân trọng những kỷ vật bằng cách đưa những món đồ nội thất cũ để trang trí lại cho căn nhà của mình theo một phong cách khiến chúng ta luôn gợi nhớ về những thứ gọi là “kỷ niệm” như: mùi hương, âm thanh, đồ vật, ảnh cổ điển, v.v. Vậy những yếu tố cần lưu ý khi thiết kế một căn nhà có phong cách thiết kế nội thất retro là gì? Cùng CONN Design tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm chính của phong cách thiết kế nội thất retro
Điểm nhấn của thiết kế nội thất phong cách retro bao gồm rất nhiều đường cong mềm mại lẫn góc cạnh, tương tự như đường nét thiết kế của phong cách thiết kế nội thất santorini . Vật liệu thiên về kim loại bóng và crôm nhưng nó cũng không thể thiếu các loại vải mềm và gỗ. Ví dụ, đệm vải trên khung sofa gỗ, chân ghế là chất liệu gỗ hoặc chrome tạo nên phong cách retro cổ điển.
Phong cách thiết kế nội thất retro được bao trùm những gam màu tươi sáng, chú trọng về họa tiết, đó cũng là lý do tại sao thảm lông xù, tác phẩm nghệ thuật 3 chiều và giấy dán tường có hoa văn nổi lại là một phần quan trọng của phong cách retro này. Thiết kế nội thất retro thường có các màu như đỏ anh đào, vàng mù tạt, cam nghệ và xanh bơ. Các đồ vật trang trí đầy màu sắc gợi nhớ đến hình ảnh “kỷ niệm” cũng thường xuyên được ứng dụng trong phong cách này.
1. Màu sắc sống động
Nếu như phong cách vintage thường sử dụng gam màu trầm, đậm nét cổ điển. Thì ở phong cách thiết kế nội thất retro, màu sắc thường hay sử dụng chính là gam màu pastel hòa trộn với gam màu trắng, hoặc những màu đối lập để có thể tung hứng và tạo được sức hấp dẫn lôi cuốn cho không gian.
Một trong những cách dễ nhất để tạo cho căn phòng có cảm giác hoài cổ là sử dụng bảng màu ấm áp và rực rỡ. Màu xanh lá cây ấm áp cho đến màu vàng đất và cam đất nung, tất cả kết hợp để tạo ra một bảng màu retro không thể nhầm lẫn. Đây là những bảng màu thường được sử dụng để sáng tạo ra không gian phong cách retro, tuy nhiên, bạn hãy linh hoạt kết hợp những màu sắc này để thể hiện phong cách riêng của bạn, làm sao để nó có thể hài hoà với phần tường, sàn và đồ nội thất để mang lại không gian khiến bạn thoải mái nhất.
Bên cạnh đó, kết cấu đóng một vai trò lớn trong nội thất retro. Nhiều điểm nổi bật của một căn phòng theo chủ đề hoài cổ kết hợp cả kết cấu căn nhà và sự phối hợp màu sắc có thể tạo ra vô số sự kết hợp vô cùng thu hút. Những màu sáng này có thể tự phát huy tác dụng nhưng sẽ hiệu quả nhất khi được kết hợp với nền đơn sắc đen và trắng. Sự kết hợp giữa các màu sắc rực rỡ với bối cảnh trầm mặc này rất hấp dẫn về mặt thị giác.
2. Hoạ tiết hình học và hoa văn
Đặc điểm chính của phong cách thiết kế nội thất retro là từ giấy dán tường đến vải bọc cho các vật dụng nội thất như gối, đệm hầu hết đầu được sử dụng các họa tiết hình học. Sự kết hợp của các hoạt tiết hình học này trên khắp các loại vải và đồ nội thất sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian hoài cổ, ấm áp. Thậm chí bạn cũng có thể kết hợp các họa tiết hình học đó với sàn nhà của mình bằng cách chọn các loại vật liệu theo phong cách cổ điển như sàn gỗ.
Đối với hoa văn sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất retro, tương tự như việc sử dụng hoạ tiết hình học như trên, bạn cũng có thể lựa chọn hoa văn cho các bỏ bọc đệm của ghế, sofa để mang đến sự nổi bật cho căn phòng. Màn cửa cũng sẽ là một điểm nhấn cho không gian retro với hoa văn cổ xưa, sang trọng. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng hoa văn và hoạ tiết để làm nổi bật phần tường là sự lựa chọn được số đông yêu thích nhất, vì có thể “đập vào mắt” ngay khi bước vào một căn phòng có phong cách retro.
3. Thiết kế cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên
Những ngôi nhà có phong cách thiết kế nội thất retro sẽ tận dụng khá triệt để ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên thường thiên về cửa sổ cánh hoặc cửa sổ mái vòm rộng thay vì cửa kính. Có thể sử dụng rèm cửa chất liệu thô hoặc họa tiết thổ cẩm đặc trưng để giảm sáng khi cần điều chỉnh cường độ. Ngoài ra, phong cách này cũng sử dụng thêm các ánh sáng nhân tạo từ nến hoặc đèn có ánh vàng nhẹ để đem đến cảm giác hoài niệm hơn.
4. Lựa chọn nội thất/phụ kiện retro
Không thể phủ nhận, điều làm cho không gian retro trở nên retro nhất đó chính là phụ kiện đồ cổ, đồ đạc có hình thức hơi cũ kỹ và hoài niệm. Đối với phong cách thiết kế nội thất retro, các căn nhà thường được chia làm những không gian nhỏ và được bố trí nhiều vật dụng. Vì lẽ đó, người ta sẽ ưa chuộng những kiểu tranh cỡ nhỏ hoặc trung bình để trang trí cho tường căn phòng.
Những bức tranh nhỏ xinh sẽ khiến căn nhà trở nên ấm áp, lãng mạn. Còn những bức tranh theo trường phái hội họa, hoang dã, trừu tượng và hình học sẽ được lựa chọn cho những ngôi nhà có nét phóng khoáng, cách tân. Ngôi nhà mang phong cách retro còn sử dụng nhiều chất liệu ren, voan hay cotton cho đồ nột thất. Vì vậy các bức tranh tranh trí thường được đóng khung đơn giản với những màu sắc trang nhã để tránh sự rườm rà.
Các đồ trang trí mang hơi hướng cũ và đượm màu thời gian. Các vật liệu kim loại không có bề mặt quá sáng, thậm chí là hơi trầy xước và gỉ sét nhẹ. Phong cách Retro nhấn nhá ở những đồ lưu niệm độc đáo, màu của gỗ đã sờn lớp veneer, một tấm thảm bỗng rực lên trong không gian nhìn như đã có từ thế kỉ trước.
5. Gợi ý một số cách thiết kế phong cách retro theo từng không gian
Phòng khách retro
Nếu bạn yêu thích sử dụng hoa văn, muốn tạo điểm nhấn đặc biệt về hoạ tiết thì việc lựa chọn vải bọc sofa, vỏ gối hoặc màn cửa hoa văn là sự lựa chọn không tồi, vì không gian phòng khách có diện tích rộng rãi, có thể tạo điểm nhấn cho không gian trở nên ấm cúng hơn.
Phòng ngủ retro
Khi nói đến phòng ngủ, ngoài việc nó phải là một không gian mang đến sự nó phải vui vẻ, thoải mái mà còn phải thực sự đẹp đẽ và mang tính thẩm mỹ cao đối với tín đồ yêu phong cách retro. Dưới đây là một ví dụ hoàn hảo về việc chúng ta có thể dùng lại những đồ vật nội thất xưa cũ mà không làm mất đi bất kỳ sự tinh tế hiện đại nào. Tất cả mọi thứ từ đồ gỗ đến khăn trải giường hoạ tiết hoa làm cho sự kết hợp này trở thành một không gian đầy hoài niệm.
Bạn có thể chọn chủ đề cho phòng ngủ tuỳ thuộc theo sở thích cá nhân, nó thể hiện nổi bật sở thích, lối sống của từng thành viên trong nhà. Căn phòng dưới đây là một ý tưởng hay dành cho những bạn trẻ yêu thích ô tô! Đặc biệt là những chiếc xe cổ. Tất cả các tác phẩm nghệ thuật thú vị trên tường có thể được sưu tầm hoặc tìm kiếm tại cửa hàng thủ công. Tấm trải giường cũng được thể hiện tình yêu dành cho xe ô tô sẽ không bao giờ lỗi mốt. Tủ đầu giường đóng vai trò khá tuyệt vời với tất cả những ngăn kéo màu sắc rực rỡ. Đây là căn phòng hoàn hảo cho bất kỳ bạn trẻ/ cậu bé tuổi teen nào.
Phòng bếp/phòng ăn retro
Một phòng bếp mang phong cách retro không chỉ là đẹp mà còn sang chảnh, tinh tế nêu bật được phong cách cá tính của gia chủ – người yêu thích sự hoài niệm. Đối với gian bếp phong cách thiết kế nội thất retro, tủ bếp là vật dụng nổi bật nhất, dễ dàng lột tả được không gian retro ngay lập tức.
Bộ tủ bếp sử dụng màu vàng pastel kết hợp cùng màu trắng, là bảng màu mà phong cách nội thất retro thường sử dụng. Ngoài ra, các vật dụng chén, đĩa mang hoạ tiết/hoa văn ngày xưa cũng được trưng bày nổi bật.
Phòng tắm retro
Trang trí phòng tắm của bạn với những thứ cũ – dùng cho mục đích mới. Ở đây, một chiếc thang thủ công đóng vai trò như một giá treo khăn tắm. Một chiếc bàn han gỉ và băng ghế cũ nát cung cấp chỗ trưng bày cho những đồ dùng cần thiết cho việc tắm rửa.
Phòng tắm retro thường mang hơi hướng như một căn phòng nhỏ xinh. Phòng tắm bên dưới có một bàn trang điểm xinh xắn được tận dụng từ một tủ trang điểm cũ, bảng màu pastel xanh da trời, kết hợp với bề mặt trắng rõ nét. Các chi tiết mạ vàng tạo thêm ánh sáng lung linh sang trọng, làm nổi bật sức hấp dẫn thu được của căn phòng.
CONN Design đã giới thiệu sơ lược và gợi ý một vài ý tưởng để thiết kế công trình theo phong cách thiết kế nội thất retro. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phong cách retro kỹ hơn, chi tiết hơn và phù hợp với phong cách sống của riêng bạn, hãy liên hệ với đội ngũ CONN Design để được tư vấn chi tiết về dịch vụ thiết kế nội thất của chúng tôi nhé.
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm)