Phong cách thiết kế nội thất Zen - Không gian thư thái và cân bằng - CONN Design

Phong cách thiết kế nội thất Zen – Không gian thư thái và cân bằng

“Zen” trong tiếng Nhật có nghĩa là thiền định, và trong bối cảnh thiết kế nội thất đại diện cho sự cân bằng, hài hòa và thư thái. Thiền là một cách sống – một cuộc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống cá nhân, và phong cách thiết kế Zen thể hiện triết lý tối giản này. Sử dụng vật liệu tự nhiên, mô hình ánh sáng và không gian thư giãn, đồng thời loại bỏ đi sự bừa bộn. Phong cách Zen hướng nhiều hơn đến sự tối giản và chức năng. Hơn nữa, thiết kế này thúc đẩy một môi trường thư giãn bằng cách pha trộn các yếu tố tự nhiên vào bên trong. CONN Design sẽ giới thiệu với bạn rõ nét hơn về phong cách thiết kế Zen tại bài viết dưới đây, qua đó, bạn sẽ tìm được sự cân bằng, thoải mái vô cùng khi thấu hiểu và cảm nhận được phong cách này.

1. Không gian trong phong cách thiết kế Zen

Khi bước vào không gian nội thất Zen, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự yên bình và thanh tịnh tựa như tiếng nước chảy róc rách. Không gian nội thất Zen sẽ cho bạn cảm giác nhẹ nhàng với màu sắc trung tính, ổn định và các đồ vật nội thất vừa quen thuộc vừa thú vị đến từ các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản.

Phong cách thiết kế nội thất Zen

Phong cách thiết kế nội thất Zen

Phong cách này không hoàn toàn tập trung vào các tính năng cụ thể. Thay vào đó, điều quan trọng nhất là việc tạo ra một môi trường thư giãn phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn khởi tạo lại cảm giác yên bình, thư giãn trong ngôi nhà của mình, bạn hãy lựa chọn các tính năng bạn thích và triển khai những tính năng bạn cảm thấy phù hợp. Ví dụ, bạn yêu thích trà đạo, thì bạn hãy chủ động đầu tư vào sáng tạo một không gian trà đạo hoàn hảo, có thể tận hưởng trong chính căn nhà của mình.

Phong cách thiết kế nội thất Zen

2. Màu sắc của sự yên tĩnh và thanh bình

Khi phong cách thiết kế Zen kết hợp các yếu tố tự nhiên, thì màu trung tính chiếm ưu thế trong bảng màu. Bạn nên chọn màu trắng, be và xám để tạo bầu không khí êm dịu cho không gian. Màu sắc nền nã, ấp áp sẽ tạo nền tảng cho không gian và trở thành lớp nền hoàn hảo cho những điểm nhấn tươi mới. Bạn có thể chọn các sắc thái của màu xanh lá cây, xanh lam, vàng và các màu tự nhiên khác để làm điểm nhấn.

Phong cách thiết kế nội thất Zen

Màu sắc trong phong cách thiết kế Zen

Màu sắc có thể truyền đạt một cảm giác bình tĩnh và yên bình, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn và các thành viên trong gia đình, vì vậy các sắc thái nhẹ nhàng là cách để đảm bảo hiệu ứng thư giãn. Điều quan trọng không kém là đảm bảo các màu được chọn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, vì vậy hãy cẩn thận để đảm bảo tính liên quan, phù hợp giữa lớp phủ sàn và tường.

phong cách thiết kế nội thất Zen

3. Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng là rất cần thiết để giúp bạn tạo nên không gian yên bình, thư giãn. Trong đó, phong cách Zen ưa chuộng nhiều ánh sáng mặt trời, các ngôi nhà sử dụng dịch vụ thiết kế nội thất kiểu Zen luôn ưu tiên có cửa sổ lớn và không gian mở để tăng cường luồng ánh sáng tự nhiên, từ đó bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, an tâm và “chill” trong chính ngôi nhà của mình. Mặt khác, phong cách thiết kế Zen thường sử dụng kết hợp nhiều đèn nhỏ để tạo bầu không khí nhẹ nhàng. Bạn có thể phân tán nến, đèn bàn và đèn sàn khắp không gian để đạt được hiệu quả mong muốn. Ngoài ra bạn có thể chọn sử dụng đèn Led nhẹ nhàng, có thể điều chỉnh cường độ linh hoạt theo ý thích. 

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

4. Vật liệu tự nhiên 

Vật liệu nội thất tự nhiên sẽ tạo thêm cảm giác ấm cúng cho ngôi nhà của bạn đồng thời rất hiệu quả về vấn đề trang trí. Đối với phong cách thiết kế Zen, vật liệu gỗ, tre nứa và các loại vải sợi là vật liệu thuần tự nhiên được sử dụng rất phổ biến. Vẻ đẹp mộc mạc của những vật liệu này sẽ giúp các món đồ trở nên gần gũi với con người, rất thích hợp với tinh thần tĩnh tâm của phong cách thiết kế đặc trưng đến từ xứ sở anh đào.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Vải tự nhiên là lý tưởng cho các chi tiết trang trí và vải bọc nệm, sofa, gối… Một tấm thảm len sẽ cố định căn phòng và tạo cảm giác ấm cúng. Gối ném bằng vải lanh sẽ tạo thêm điểm nhấn về thị giác, trong khi vải bọc bằng vải bông tạo cảm giác thoải mái cho da.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Sàn gỗ là lựa chọn chốt nhất dành cho phong cách thiết kế Zen. Đây là vật liệu dễ dàng truyền tải cảm giác tự nhiên nhất, nó sẽ làm cho bạn thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố. Có thể kết hợp nhiều cách khác nhau: bạn có thể chọn gỗ sáng màu cho sàn nhà, kết hợp nó với đồ nội thất có tông màu tối hơn, để có một bảng màu mượt mà nhưng đầy điểm nhấn.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

5. Hòa hợp với thiên nhiên

Cây cối sẽ tạo thêm sự tươi mát cho ngôi nhà của bạn và là một phần không thể thiếu trong phong cách thiết kế Zen. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những loại cây có màu đậm và mùi hương nồng sẽ không phù hợp với tâm trạng. Thay vào đó, hãy trồng những loại cây xanh và lá trong nhà như cây huyết dụ và cây cảnh.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Bên cạnh đó, bạn hãy kết nối không gian trong nhà và ngoài trời với nhau để hòa hợp về thiên nhiên. Tất cả yếu tố về cây xanh, cảnh vật luôn ảnh hưởng và mang đến một luồng không khí sạch tốt cho sức khỏe, từ đó các hoạt động về thiền, chánh niệm sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

6. Đồ decor thiền tông

Hình/Tượng Phật

Việc trang trí nội thất cho phong cách Zen đa số đều có sự xuất hiện của: tượng Phật, chuỗi hạt hay hoa sen, hoa lan tượng trưng cho tín ngưỡng Phật giáo. Trang trí nội thất đậm chất thiền định này mang đến cho bạn sự thoải mái khi ngắm nhìn những món đồ nhỏ nhưng tràn đầy ý nghĩa.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Nến thơm/tinh dầu

Bạn cũng có thể chọn nến, sáp ong và tinh dầu là những cách tự nhiên để tăng cường mùi hương tươi mát cho căn phòng của bạn, không những giúp ngủ ngon mà còn tiếp thêm sinh lực khi đến giờ thức dậy.

Các thiết bị điện tử thường là một nguồn gây xao lãng và do đó không thích hợp với phong cách thiết kế Zen. Tuy nhiên, nếu bạn cần đặt TV trong phòng ngủ, hãy đảm bảo TV ở khu vực riêng biệt hoặc giấu nó trong tủ được thiết kế đặc biệt. Đồng thời, đảm bảo bạn ẩn tất cả các dây điện và cáp có thể làm biến dạng không khí thanh bình của căn nhà.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

7. Tham khảo một số mẫu thiết kế phong cách Zen trong từng không gian

Phòng khách

Bạn muốn sở hữu một phòng khách yên bình – nơi bạn có thể thoát khỏi lịch trình bận rộn của mình và sắp xếp danh sách việc cần làm. Đây là cách bạn có thể khởi tạo một nơi thiền để sống chậm lại, “rút ​​phích cắm” cuộc sống và thư giãn. Cây xanh đặt trong phòng khách sẽ giúp bạn giảm căng thẳng bằng sự tái tạo của thiên nhiên. Cây trồng trong nhà không chỉ làm sạch không khí và tạo ra oxy, chúng còn thêm màu sắc, kết cấu và chiều sâu.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Phòng ngủ

Để có một thiết kế phòng ngủ kiểu Zen đích thực, hãy trải chiếu Tatami lên sàn nhà và lắp đặt những chiếc thảm cói màu vàng có mùi thơm dễ chịu. Chiếu Tatami được làm bằng gỗ hoàn toàn tự nhiên và được lắp ráp mà không cần đinh vít, sử dụng các khớp nối gỗ một cách khéo léo. Các đường nét rõ ràng, màu sắc tự nhiên và tính đơn giản trong thiết kế là sự bổ sung hoàn hảo cho một phòng ngủ phong cách thiết kế Zen.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Phòng bếp/phòng ăn

Nội thất phòng bếp phong cách Zen luôn được thiết kế đơn giản mộc mạc, tạo nên sự rung cảm và ấm áp. Tông màu đất sẽ giúp cho không gian phòng bếp trở nên sang trọng và ấm cũng hơn. Bạn có thể kết hợp những yếu tố thô như dầm lộ, sàn gỗ và nghệ thuật chạm khắc. Phòng bếp theo phong cách thiết kế Zen được kết hợp giữa văn hóa truyền thống Nhật Bản và nội thất hiện đại tạo nên sự thư giãn nhưng cũng không kém phần tiện nghi. Cách tận dụng không gian lưu trữ đồ đạc thông minh ẩn sâu trông những ô tủ hình khối tối giản.

phong cách thiết kế nội thất Zen

Phòng bếp phong cách thiết kế Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Phòng tắm

Phong cách thiết kế nội thất phòng tắm Zen chính là sự kết hợp giữa thiên nhiên và những nội thất hiện đại. Sự tối giản giúp không gian trở nên gọn gàng, yên tĩnh xóa đi những mệt mỏi ngày thường. Vật liệu phòng tắm phong cách nội thất Zen sử dụng gỗ, đá là 2 vật liệu chủ yếu để làm sàn, tường phòng tắm. Bên canh đó là màu sắc trung tính, gần gũi với tự nhiên. Điều này mang lại cho chúng ta sự thư thái, cân bằng.

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

phong cách thiết kế nội thất Zen

Không gian mang phong cách thiền định này sẽ luôn đặt sự thoải mái lên hàng đầu nên không gian này sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung lắng nghe bản thân nhiều hơn. Với sự thư thái và thoải mái phong cách này mang lại, bạn sẽ có một nơi để “trốn” khỏi cuộc sống hối hả và tấp nập thường ngày. CONN Design sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp với bạn nếu bạn yêu thích phong cách thiết kế Zen này. Hãy liên hệ CONN Design để được tư vấn chi tiết nhé.

Tác giả:

Ngày xuất bản:

Tháng mười một 16, 2022

Tổng quan nội dung

Bài viết tương tự
Các phong cách thiết kế nội thất | CONN Design
Phong cách thiết kế nội thất
Các phong cách thiết kế nội thất bạn nên biết
Phong cách thiết kế nội thất Santorini | CONN Design
Phong cách thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế nội thất Santorini - Sắc xanh của biển
Phong cách thiết kế nội thất Tropical | CONN Design
Phong cách thiết kế nội thất
Phong cách thiết kế nội thất Tropical - Tươi sáng miền nhiệt đới

3. TWIST (Bứt phá) - Khối Sáng Tạo Độc Đáo

  • Ý nghĩa: Khối màu sắc nổi bật đại diện cho sự sáng tạo và giá trị riêng của CONN Design.

 

  • Thiết kế chi tiết: Lên bản vẽ 2D, 3D và mô hình kỹ thuật, thể hiện rõ các chi tiết thiết kế.

 

  • Sáng tạo ý tưởng mới: Đưa vào những điểm nhấn độc đáo, tạo ấn tượng mạnh cho không gian.

 

  • Thử nghiệm và tinh chỉnh: Đánh giá thiết kế qua mô phỏng và điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi.

 

  • Mục tiêu: Đưa thiết kế vượt xa kỳ vọng với sự sáng tạo độc bản.

1. CORE (Gốc rễ) - Khối Lý Luận Cốt Lõi

  • Ý nghĩa: Xây dựng nền tảng vững chắc, như khối tâm trong rubik giữ cho mọi phần khác liên kết.

 

  • Phân tích mô hình kinh doanh: Đánh giá chiến lược hoạt động, định vị thương hiệu, và nhu cầu khách hàng mục tiêu.

 

  • Nghiên cứu thị trường: Hiểu đặc điểm ngành nghề, xu hướng nội thất, và các yếu tố văn hóa bản địa (local).

 

  • Xây dựng guideline thương hiệu: Tạo bộ quy tắc định hướng thiết kế phản ánh giá trị thương hiệu.

 

  • Mục tiêu: Đảm bảo mọi bước triển khai sau đều thống nhất với chiến lược thương hiệu.

2. AXIS (Trục nối) - Khối Kết Nối Chức Năng

  • Ý nghĩa: Khối chức năng tạo nền tảng gắn kết giữa khách hàng, thương hiệu và không gian.

 

  • Lập sơ đồ chức năng: Tối ưu hóa bố trí không gian dựa trên hành vi của nhóm khách hàng mục tiêu.

 

  • Định hình phong cách thẩm mỹ: Phối hợp yếu tố thương hiệu và tính đặc thù ngành nghề để tạo sự khác biệt.

 

  • Xác định ngân sách và vật liệu: Lựa chọn các giải pháp hiệu quả, đảm bảo cân đối chi phí và giá trị thẩm mỹ.

 

  • Mục tiêu: Tạo ra khung thiết kế vừa linh hoạt vừa mang tính định hướng.

4. SOLVE (Hoàn thành) - Khối Hoàn Thiện Không Gian

  • Ý nghĩa: Giai đoạn hoàn thành, như mặt rubik được giải đúng, mang lại sự hài hòa tổng thể.

 

  • Triển khai thi công: Phối hợp với đội ngũ thi công để thực hiện thiết kế thành hiện thực.

 

  • Giám sát và nghiệm thu: Đảm bảo chất lượng thi công đúng theo thiết kế.

 

  • Đánh giá trải nghiệm khách hàng: Lấy ý kiến phản hồi và cải tiến không gian nếu cần.